• An toàn - Hiệu quả - Thân thiện

NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI 05.6.2024: "PHỤC HỒI ĐẤT, CHỐNG HẠN HÁN VÀ SA MẠC HÓA"

Đăng bởi NAM THÀNH PHÁT vào lúc 05/06/2024

Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day) được tổ chức vào ngày 5 tháng 6 hàng năm và là một trong những ngày lễ môi trường lớn nhất trên toàn cầu. Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 5/6/1972 tại Stockholm, Thụy Điển. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme - UNEP). Vào dịp này, các hoạt động bảo vệ môi trường tại các quốc gia trên thế giới sẽ được đẩy mạnh tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5/6. 

Năm nay, Ngày Môi trường thế giới 5/6/2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa" nhằm kêu gọi các quốc gia cùng chung tay bảo vệ môi trường sống của chính mình.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam được đánh giá là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi hạn hán, thoái hóa đất và cồn cát di động theo mùa gió. Theo thống kê năm 2021 của Bộ TN&MT, Việt Nam có gần 11.838 nghìn ha chiếm 35,74% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước đang chịu tác động của thoái hóa, hoang hóa dẫn tới sa mạc hóa. Đặc biệt là tại khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là 3 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện nay, thực trạng suy thoái đất, hoang hóa, sa mạc hóa tại Việt Nam đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và phổ biến. Do đó, bảo vệ, phục hồi tài nguyên đất và chống sa mạc hóa đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và ổn định trật tự an toàn xã hội tại Việt Nam. Nếu không hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số toàn cầu vào năm 2050.

[Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam]

Việt Nam đã xác định tài nguyên đất là nền tảng cho phát triển nông nghiệp - ngành kinh tế chủ đạo của đất nước, cung cấp thực phẩm và việc làm cho hàng triệu người dân. Khi đất đai bị suy giảm về chất lượng, thoái hóa đất, sa mạc hóa sẽ làm năng suất nông nghiệp giảm sút, gây thiếu hụt lương thực và ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực quốc gia. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ đói nghèo mà còn đẩy nhiều hộ gia đình vào tình trạng khó khăn, giảm chất lượng cuộc sống và tạo áp lực lên hệ thống xã hội.

Việc phục hồi tài nguyên đất và chống sa mạc hóa cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện độ “màu mỡ” của đất, bảo vệ nguồn nước và duy trì đa dạng sinh học. Từ đó, nông dân có thể canh tác hiệu quả hơn, tăng sản lượng nông nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Điều này giúp giảm bớt tình trạng di cư do thiếu việc làm ở nông thôn và góp phần ổn định xã hội. Ngoài ra, việc bảo vệ tài nguyên đất còn có ý nghĩa lớn đối với an ninh quốc gia, bởi khi đất đai được sử dụng hợp lý, nguy cơ xung đột về tài nguyên giảm, giúp duy trì trật tự và an toàn xã hội. Đồng thời, việc đảm bảo an ninh lương thực thông qua quản lý bền vững tài nguyên đất giúp Việt Nam không phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực, tăng cường tự chủ và sức mạnh kinh tế.

"Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa" cũng là một trong những mục tiêu của Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững, đặc biệt là mục tiêu số 15 - "Life on Land" (Cuộc sống trên đất liền). Mục tiêu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ, khôi phục và thúc đẩy sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên đất liền, quản lý rừng bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái đất, và ngăn chặn sự mất mát đa dạng sinh học. Ngoài ra, thực hiện được này còn mang lại lợi ích tổng thể khác như bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng môi trường và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng. Những nỗ lực này hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển bền vững khác, như giảm bất bình đẳng (mục tiêu số 10), cung cấp nước sạch và vệ sinh (mục tiêu số 6) và ứng phó với biến đổi khí hậu (mục tiêu số 13). Như vậy, việc phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa không chỉ là hành động bảo vệ môi trường, mà còn là chiến lược phát triển bền vững toàn diện, đảm bảo một tương lai thịnh vượng và an toàn cho cả hiện tại và các thế hệ mai sau tại Việt Nam.

Chính vì thế, chúng ta cần chung tay tạo ra các giải pháp phục hồi đất đai, bảo vệ các hệ sinh thái, động vật hoang dã và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng trước tình trạng hạn hán. Những việc làm này không chỉ làm giảm tác động của biến đổi khí hậu mà còn đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế bền vững cho cộng đồng.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Nam Thanh Phat Clinic
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Gọi ngay
Zalo Chat zalo Đặt lịch khám Đặt lịch khám Bản đồ Bản đồ