• An toàn - Hiệu quả - Thân thiện

ĐÀO TẠO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM – GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG

Đăng bởi NAM THÀNH PHÁT vào lúc 04/07/2024

Mặc dù là một trong những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp với lực lượng lao động lớn nhất của cả nước, nhưng Đồng Nai lại được biết đến như là nơi để tiêu thụ thực phẩm “bẩn” không rõ nguồn gốc với giá rẻ ở khu vực phía Nam. Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc, khiến các nạn nhân xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy… phải nhập viện. Đây chính là "hồi chuông" báo động về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Tại sao phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

Không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). ATVSTP không chỉ bảo đảm sức khỏe cho người lao động, người tiêu dùng mà còn đóng vai trò then chốt trong việc duy trì hoạt động ổn định và bền vững của doanh nghiệp và toàn xã hội. Khi các nhà máy tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn ATVSTP, người lao động và người tiêu dùng sẽ được đảm bảo đầy đủ sức khỏe về thể chất và tinh thần, từ đó tạo dựng vững chắc niềm tin cho khách hàng và đối tác.

Việc bảo đảm ATVSTP cũng giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý, giảm thiểu thiệt hại do thu hồi sản phẩm, xử lý khủng hoảng và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đâu là nguyên nhân chính gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm?

Những nguyên nhân gây mất ATVSTP tại các Nhà máy, xí nghiệp bao gồm:

- Việc quản lý, kiểm tra, giám sát lỏng lẻo: Một số nhà máy không có hệ thống quản lý ATVSTP như HACCP, ISO 22000,… thiếu sự giám sát và kiểm tra thường xuyên.

- Thiếu kiến thức và đào tạo: Nhân viên thiếu kiến thức về ATVSTP hoặc không được đào tạo đúng cách, dẫn đến việc không tuân thủ các quy trình vệ sinh cần thiết.

- Cơ sở hạ tầng và thiết bị  chưa đảm bảo: Sử dụng thiết bị và cơ sở hạ tầng cũ, không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh hiện đại, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn và ô nhiễm thực phẩm.

- Nguồn nguyên liệu không đảm bảo: Sử dụng nguyên liệu từ nguồn không rõ ràng hoặc không qua kiểm tra kỹ lưỡng, dẫn đến việc đưa các tác nhân gây hại vào quy trình chế biến và thành phẩm.

- Quy trình sản xuất không an toàn: Thiếu các quy trình và biện pháp kiểm soát nguy cơ trong quá trình sản xuất, từ khâu chế biến đến bảo quản và vận chuyển.

Các bước đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các Nhà máy?

1. Kiểm soát nguyên liệu đầu vào: Chỉ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm tra đạt tiêu chuẩn và bảo quản đúng quy trình.

2. Quy trình sản xuất: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) để kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất. Ghi chép đầy đủ từ khâu nhập liệu đến khâu thành phẩm và giao hàng.

3. Vệ sinh thiết bị và nhà xưởng nghiêm ngặt: Định kỳ làm vệ sinh toàn bộ thiết bị, máy móc và khu vực sản xuất để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và các tác nhân gây hại khác…

4. Đào tạo nhân viên: Cung cấp kiến thức và kỹ năng về ATVSTP cho tất cả nhân viên, từ khâu sản xuất đến quản lý.

5. Kiểm tra và giám sát: Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá quy trình sản xuất để kịp thời phát hiện và khắc phục các vi phạm.

Quy trình xử lý ngộ độc thực phẩm tại các Nhà máy?

A. Trường hợp có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm: VD thịt có mùi mốc

1. Yêu cầu đổi thực phẩm;

2. Xác nhận năng lực bên cung cấp thực phẩm;

3. Yêu cầu nhà cung cấp thực phẩm giải trình nguyên nhân;

4. Báo cáo và tìm hướng khắc phục.

B. Trường hợp phát sinh ngộ độc

1. Phòng y tế cung cấp thuốc, chăm sóc y tế, nếu cần thiết thì đưa người lao động đến cơ sở y tế gần nhất.

2. Trường hợp từ 2 đối tượng trở lên thì báo cáo đến Trưởng phòng Hành chánh nhân sự và Trưởng bộ phận y tế để có hướng giải quyết.

3. Bảo quản mẫu lưu thực phẩm, không hủy mẫu nếu chưa hoàn thành quá trình điều tra của các cơ quan chức năng.

4. Báo cáo đến Cục ATVSTP

C. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

1. Rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm;

2. Rửa tay sau khi đi vệ sinh, hút thuốc, ho, hắt mũi;

3. Rửa tay sau khi chạm vào thức ăn chưa được làm chín;

4. Làm sạch tất cả các bề mặt và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm chưa được làm chín;

5. Nấu chín kĩ các loại thịt và trứng trước khi ăn;

6. Không ăn/ uống thực phẩm làm từ trứng, thịt sống;

7. Tránh lây nhiễm chéo thực phẩm bằng cách để riêng thực phẩm nấu chín, ăn liền với thực phẩm còn sống, trứng.

Đào tạo ATVSTP trong nhà máy: Giải pháp hữu hiệu nhất đảm bảo an toàn thực phẩm

Trong các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong nhà máy, đào tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng và được đánh giá là giải pháp hữu hiệu nhất. Vì những lý do sau đây:

- Tác động trực tiếp: Đào tạo trang bị cho cán bộ, công nhân viên (CBCNV) kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện đúng quy trình sản xuất, bảo quản thực phẩm, góp phần phòng ngừa trực tiếp nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo ATVSTP từ khâu đầu vào đến thành phẩm.

- Nâng cao nhận thức: Qua đào tạo, CBCNV hiểu rõ tầm quan trọng của ATVSTP, ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và uy tín thương hiệu doanh nghiệp. Nhờ đó, họ sẽ tự giác thực hiện tốt các quy định về ATVSTP.

- Phát triển kỹ năng: Đào tạo giúp CBCNV rèn luyện kỹ năng thực hành ATVSTP đúng cách, bao gồm sử dụng máy móc, thiết bị, vệ sinh khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm, xử lý rác thải,... Nhờ vậy, họ có thể hoàn thành tốt công việc được giao và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Lợi ích lâu dài: Hiệu quả của đào tạo ATVSTP không chỉ thể hiện trong thời gian ngắn mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho nhà máy. CBCNV được đào tạo bài bản sẽ giữ vững ý thức và kỹ năng ATVSTP trong suốt quá trình làm việc, góp phần đảm bảo an toàn cho sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.

Trung tâm Huấn luyện An toàn - Sức khỏe và Môi trường Việt Nam liên tục chiêu sinh các khóa huấn luyện về sức khỏe và an toàn lao động. Ngoài ra còn huấn luyện các lớp chuyên sâu về quản lý An toàn Vệ sinh Thực phẩm với sự tham gia giảng dạy, đào tạo của các chuyên gia uy tín; huấn luyện đội Sơ cấp cứu chuyên nghiệp tại cơ sở; cùng với Ban lãnh đạo nhà máy thiết lập và xây dựng phòng y tế đáp ứng nhu cầu cao nhất phục vụ người lao động trong tình hình mới. Các bạn học viên, quý doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tham gia vui lòng liên hệ với chúng tôi:

• Hotline: 0868.672.879 (Ms. Linh) – 0888.470.789 -  0868.757.115 (BS. Thạch).

• Email: drthach@namthanhphatclinic.com

• Web: https://namthanhphatclinic.com/

• Địa chỉ liên hệ:

Trụ sở 1: CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM THÀNH PHÁT

Đại diện: Ông NGUYỄN NHƯ THẠCH             

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ:  Số 1037, đường 768, ấp 5, Xã Thạnh Phú, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 0888 470 789 – 0868 757 115

Mail: drthach@namthanhphatclinic.com               

Trụ sở 2: CÔNG TY TNHH HUẤN LUYỆN AN TOÀN – SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Đại diện: Ông NGUYỄN NHƯ THẠCH

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ:  Số 73A5, đường Nguyễn Văn Tiên, Kp. 11, Phường Tân Phong, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0888 470 789 – 0868 757 115

 

Tags : antoanvesinhthucpham, namthanhphat, phòng khám nam thành phát, đào tạo an toàn vệ sinh thực phẩm
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Nam Thanh Phat Clinic
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Gọi ngay
Zalo Chat zalo Đặt lịch khám Đặt lịch khám Bản đồ Bản đồ